Trong môi trường y tế, việc đảm bảo sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân là yếu tố cần thiết. Chính vì thế, giải pháp cách âm cho bệnh viện đã trở thành một yêu cầu thiết yếu trong quá trình xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng trong thời đại hiện nay.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 5 giải pháp cách âm cho bệnh viện hiệu quả, giúp cải thiện không gian y tế, đảm bảo tính chuyên nghiệp và sự yên tĩnh cần thiết.
1. Sử dụng vật liệu cách âm chuyên dụng
Phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất là sử dụng vật liệu cách âm chuyên dụng. Bởi những vật liệu này có khả năng hấp thụ hoặc ngăn chặn âm thanh truyền qua bề mặt cứng như tường, trần và sàn. Những vật liệu được ưa chuộng sử dụng như:
- Bông khoáng (rockwool): Đây là loại vật liệu được chế tạo từ nguyên liệu tự nhiên là đá basalt hoặc xỉ thép, có khả năng chống cháy và hấp thụ âm thanh tốt, rất phù hợp để làm lớp cách âm cho các tường ngăn giữa các khu vực nhạy cảm như phòng mổ hoặc phòng chăm sóc đặc biệt.
- Xốp : Loại xốp EPS và XPS là hai loại xốp thông dụng, có cấu trúc bọt khí kín có tính năng cản trợ âm thanh, giảm thiểu tiếng ồn từ môi trường bên ngoài, ngoài ra xốp còn có khả năng cách nhiệt, chống thấm với chi phí thấp, sản phẩm này thường được sử dụng trong quá trình xây dựng tường, trần nhà và sàn bệnh viện. Đặc biệt có thể thiết kế dùng cách nhiệt lạnh riêng biệt cho những kho hầm chứa thuốc hoặc nghiên cứu cần duy trì nhiệt độ lạnh cao.
- Thạch cao: Tấm thạch cao được cấu tạo từ các lớp bột thạch cao kết hợp với các chất phụ gia, có khả năng giảm âm thanh hiệu quả. Loại vật liệu này thường được sử dụng trong các phòng bệnh, phòng chờ hoặc các khu vực cần yên tĩnh bởi đặc tính cách âm tốt mà còn có tính thẩm mỹ cao.
2. Lắp đặt hệ thống cửa giảm tiếng ồn hiện đại
Cửa ra vào là nơi thường xuyên phải đóng mở, đồng thời là khu vực dễ bị âm thanh lọt qua. Nên đây cũng được coi là vị trí quan trọng. Vì thế, việc lắp đặt hệ thống cửa cách âm chuyên dụng là điều rất cần thiết. Những loại cửa nên sử dụng có thể kể đến như:
- Cửa nhôm kính: Cửa nhôm kính với lớp kính cường lực dày có khả năng chặn âm rhanh tốt nhờ lớp đệm khí giữa các lớp kính. Loại cửa này không chỉ giúp giảm tiếng ồn mà còn mang lại vẻ hiện đại và sạch sẽ, dễ vệ sinh đảm bảo an toàn, kháng khuẩn cho bệnh viện.
- Cửa gỗ: Cửa gỗ dày được thiết kế đặc biệt cũng là một lựa chọn tốt. Tuy khả năng ngăn âm thanh không bằng cửa kính, nhưng cửa gỗ với lõi đặc và trang bị thêm các lớp vật liệu cách âm như bông khoáng bên trong có thể ngăn chặn tiếng ồn từ hành lang và các khu vực lân cận. Hiện nay cũng rất nhiều bệnh viện tư nhân thiết kế dạng cửa gỗ như thế này, vừa mang tính thẩm mỹ cao, sang trọng, lại có hiệu quả tối ưu.
3. Thiết kế tường đôi dày
Thiết kế tường đôi là giải pháp tối ưu giúp giảm thiểu tiếng ồn truyền qua các bức tường giữa các phòng bệnh hoặc khu vực đặc biệt. Tường đôi là loại tường được xây dựng với hai lớp vật liệu cách nhau bằng khoảng không khí hoặc vật liệu hấp thụ âm thanh, giúp cản trở sóng âm di chuyển.
- Cấu trúc tường đôi: Tường đôi có thể được xây bằng gạch hoặc các tấm thạch cao cách âm. Khoảng không giữa hai lớp tường có thể được thiết kế chèn bông thủy tinh hoặc xốp để tăng hiệu quả cản trở âm.
- Hiệu quả giảm âm: So với tường thông thường, tường đôi có thể giảm tiếng ồn lên tới 60%, đây là giải pháp tối ưu cho các khu vực yêu cầu yên tĩnh tuyệt đối như phòng phẫu thuật hoặc phòng nghỉ ngơi của bệnh nhân.
4. Sử dụng trần treo
Trần là một trong những khu vực cần được chú trọng khi triển khai các giải pháp cách âm cho bệnh viện, bởi âm thanh dễ dàng lọt qua những khe hở trên trần hoặc truyền qua các hệ thống thông gió. Giải pháp lắp đặt trần treo cách âm có thể giúp ngăn ngừa tiếng ồn từ tầng trên hoặc từ hệ thống kỹ thuật truyền xuống.
- Tấm trần sợi khoáng: Trần sợi khoáng có khả năng hấp thụ âm thanh tốt, đồng thời cũng giúp cách nhiệt, tạo sự thoáng mát cho không gian. Các tấm trần này thường được lắp đặt trong các phòng hội nghị, phòng làm việc hoặc phòng bệnh vừa sạch sẽ sang trọng lại vừa có hiệu quả cách âm, cách nhiệt.
- Trần thạch cao : Thạch cao không chỉ được sử dụng làm vách tường mà còn có thể làm trần, giúp giảm thiểu tiếng ồn hiệu quả. Loại trần này thường được kết hợp với hệ thống đèn LED âm trần để tạo nên không gian hiện đại và chuyên nghiệp cho bệnh viện.
5. Thiết kế khu vực cách âm đặc biệt
Trong bệnh viện đối với những khu vực nhạy cảm như phòng hồi sức, phòng mổ, hay phòng chăm sóc đặc biệt (ICU), việc đảm bảo môi trường yên tĩnh là cực kỳ quan trọng. Do đó, thiết kế khu vực cách âm đặc biệt là một giải pháp cần thiết.
- Phòng cách âm toàn diện: Các phòng này được thiết kế với tường đôi cách âm, cửa và trần đều sử dụng vật liệu cách âm, đảm bảo âm thanh từ bên ngoài không lọt vào trong. Đồng thời, hệ thống điều hòa và thông gió cũng cần được lắp đặt lớp bảo ôn cách âm sao cho không gây tiếng ồn lớn.
- Hệ thống sàn: Ngoài tường và trần thì sàn nhà cũng là yếu tố cần chú ý khi thiết kế phòng cách âm. Sử dụng sàn lót cao su hoặc sàn gỗ kết hợp với lớp lót cách âm như cao su non hoặc lớp xốp Pe foam để giảm thiểu tiếng ồn từ các hoạt động di chuyển, xe đẩy hoặc tiếng vang khó chịu của các thiết bị y tế.
Việc triển khai các giải pháp cách âm cho bệnh viện không chỉ tạo môi trường yên tĩnh mà còn nâng cao chất lượng chăm sóc, giảm áp lực cho bệnh nhân và nhân viên. Với 5 giải pháp kể trên, bệnh viện có thể tối ưu hóa không gian y tế và quá trình điều trị.
Để lựa chọn giải pháp phù hợp, bạn cần nghiên cứu kỹ thuật dựa trên khu vực và ngân sách. Remak là đơn vị uy tín chuyên sản xuất cung ứng và tư vấn các giải pháp cách âm hiệu quả cho các bệnh viện lớn trên toàn quốc như: Bệnh viện 108, bệnh viện phụ sản trung ương…. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.